Điện năng lượng mặt trời và điện gió sắp rẻ hơn nhiệt điện

Giá của các loại năng lượng tái tạo đang giảm nhanh hơn so với dự đoán từng được đưa ra chỉ cách đây vài năm nhờ các công nghệ mới điển hình như những turbine gió khổng lồ.







Đó là kết luận vừa được Bloomberg New Energy Finance (BNEF) đưa ra. Theo ước tính của nhà sáng lập BNEF Michael Liebreich, năng lượng sạch sẽ chiếm tới 86% trong tổng số 10.200 tỷ USD dự đoán sẽ được rót vào ngành công nghiệp năng lượng từ nay đến năm 2040.

Trong 1 bài thuyết trình ở London tuần trước, Liebreich cho rằng với các công nghệ phát triển giúp giảm chi phí của các trang trại điện gió và điện mặt trời, khó có thể tránh khỏi việc ở nhiều nơi trên thế giới năng lượng sạch sẽ có tính kinh tế cao hơn so với nhiên liệu hóa thạch.

Có thể nhìn thấy rõ ràng sự phát triển vượt bậc của công nghệ điện gió trong biểu đồ dưới đây. Công suất và kích thước của các turbine gió đã tăng lên nhanh chóng.

Kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 2004, BNEF đã nhìn thấy xu hướng các máy móc trong ngành công nghiệp điện gió ngày càng có kích thước to hơn và công suất cũng lớn hơn. Siemens AG và Vestas Wind Systems A/S đang cung cấp turbine có vòng quay cánh quạt lớn hơn cả 1 chiếc máy bay thân rộng Airbus A380.

Hào hứng với triển vọng trong thập kỷ tới sẽ có những turbine gió khổng lồ, nhà đầu tư của các trang trại điện gió ngoài khơi của Đức đã hứa hẹn các dự án tiếp theo sẽ không cần phải nhận sự trợ cấp của Chính phủ.

“Một trong số nhiều lý do khiến chi phí sản xuất điện gió giảm mạnh là những turbine mới thực sự là những con quái vật”, Liebreich nói. “Hãy tưởng tượng turbine cao hơn cả tòa tháp Shard”.

Liebreich chỉ ra 2 thời điểm bước ngoặt quan trọng sẽ khiến công nghệ sản xuất điện bằng khí đốt và than đá trở nên kém hấp dẫn vì chi phí sản xuất năng lượng tái tạo quá rẻ.

“Thứ nhất là khi năng lượng gió và năng lượng mặt trời trở nên rẻ hơn tất cả mọi thứ”. Ví dụ, ở Nhật Bản, đến năm 2025 chi phí để xây 1 nhà máy điện mặt trời sẽ rẻ hơn so với nhà máy nhiệt điện. Thị trường Ấn Độ sẽ đạt được cột mốc này vào năm 2030.

Thời điểm quan trọng thứ hai là khi chi phí để vận hành các nhà máy điện cũ chạy bằng khí đốt và than đá còn cao hơn so với việc lấy năng lượng từ gió và ánh mặt trời. BNEF dự báo điều này sẽ xảy ra vào khoảng năm 2025, ở cả Đức và Trung Quốc.

Vì chi phí nhiên liệu ở từng nước là rất khác nhau, rất khó để đưa ra 1 mốc thời gian chắc chắn khi nào thì năng lượng tái tạo sẽ vượt qua năng lượng hóa thạch. Ví dụ, Brazil vẫn phụ thuộc vào các đập thủy điện trong khi Pháp chuộng điện hạt nhân. 2 công nghệ này ít được sử dụng ở hầu hết các nước.

Dẫu vậy, đối với Liebreich thì hiệu quả kinh tế mà điện gió và điện mặt trời đem lại ngày càng rõ ràng và đủ hấp dẫn để đi đến kết luận than đá không thể mãi mãi duy trì vị thế số 1 trên thị trường năng lượng toàn cầu, cho dù đó là mong muốn của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

“Ở Mỹ, than đá đang xuống dốc. Sẽ chẳng có ai làm cho than đá vĩ đại trở lại”, ông nói.

Nguồn cafef.vn


CHỨNG CHỈ QUỐC TẾ

  • cert-01
  • cert-02
  • cert-03
  • cert-04
  • cert-05
  • cert-06
  • cert-07
  • cert-08
  • cert-09
  • cert-10
  • cert-11
  • cert-12
  • cert-13
  • cert-14
  • cert-15
  • cert-16
  • cert-17
  • cert-19
  • cert-20
  • cert-21
  • cert-22