Dự án biến "vùng đất chết" Chernobyl thành nhà máy điện mặt trời sẽ bước đầu hoàn thành trong tháng tới

Đây sẽ là một thành tựu quan trọng trong quá trình hồi sinh của Chernobyl sau thảm họa hạt nhân vào năm 1986.







Dự án năng lượng mặt trời đầu tiên tại khu vực Chernobyl dự kiến sẽ hoàn tất trong tháng tới. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong kế hoạch của các nhà phát triển để đầu tư đến 100 triệu euro (khoảng 119 triệu USD) và xây dựng nhiều nguồn năng lượng tái tạo trong các khu vực cấm phóng xạ này.

Được biết, tập đoàn Rodina Energy Group Ltd tại Ukraine và Enerparc AG - một công ty chuyên về năng lượng sạch tại Hamburg, Đức đang cùng nhau hợp tác phát triển dự án trên. Ông Evgeny Variagin, giám đốc điều hành của Rodina cho biết tổng chi phí xây dựng sẽ rơi vào khoảng 1 triệu euro (1,2 triệu USD) với công suất điện sẽ đạt đến 1 megawatt (1 triệu watt).


Chernobyl sẽ sớm trở thành nhà máy điện mặt trời với công suất cực lớn.

Chernobyl sẽ sớm trở thành nhà máy điện mặt trời với công suất cực lớn.

Variagin chia sẻ: “Chúng tôi muốn từng bước tối ưu hóa vùng Chernobyl để nó không còn là “hố đen” tại trung tâm Ukraine nữa. Dự án của chúng tôi diễn ra cách lò phản ứng 100 mét”.

Trước đó vào tháng 7 năm 2016, bộ trưởng Sinh thái Ukraine đã chính thức đưa ra thông báo về kế hoạch khôi phục toàn bộ vùng đất trong phạm vi 1000 dặm bao quanh khu vực xảy ra cuộc xung đột hạt nhân năm 1986.

Tình trạng phóng xạ kéo dài đã khiến điều kiện tại nơi này trở nên quá nguy hiểm để tiến hành các hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp. Vì thế, xây dựng và khai thác nguồn năng lượng tái tạo chính là phương án phù hợp nhất ở thời điểm hiện tại.

Bên cạnh đó, khu vực này cũng kết nối với các thành phố lớn nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng truyền tải vốn được sử dụng để cung cấp điện từ các nhà máy hạt nhân đã bị phá hủy.


Thảm họa hạt nhân năm 1986 đã biến Chernobyl thành một vùng đất chết.

Thảm họa hạt nhân năm 1986 đã biến Chernobyl thành một vùng đất chết.

Để thu hút các nhà đầu tư, chính phủ Ukraine đã cho thuê đất đai xung quanh khu Chernobyl với mức giá thấp cùng mức thuế nhập khẩu tương đối cao. Rodina và Enerparc đều đã cam kết sẽ trả 15 euro cent cho mỗi kilowatt-giờ sử dụng cho đến năm 2030, cao hơn 40% so với mức chi phí chi dẫn (levelized cost) cho năng lượng mặt trời tại Châu Âu do Bloomberg New Energy Finance đề ra.

Pietro Radoia, chuyên viên phân tích năng lượng mặt trời tại BNEF cho biết: “Cũng dễ hiểu khi mức chi phí lại cao đến vậy bởi đây là một thị trường tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Tuy nhiên, tôi nghĩ là các nhà đầu tư đã nhìn ra và đang theo đuổi nguồn lợi nhuận khổng lồ mà nó có thể mang lại”.

 

Các công ty năng lượng khác cũng đã bày tỏ sự quan tâm của mình đối với dự án này. Engie SA, công ty đến từ Pháp, đã tiến hành một bài thử nghiệm để kiểm tra mức độ khả thi của dự án mang tầm cỡ gigawatt. Ngoài ra, hai công ty của Trung Quốc là GCL System Integration Technology Co. Ltd. và China National Complete Engineering Corp cũng đã chia sẻ về kế hoạch xây dựng công viên năng lượng mặt trời của họ.

Rodina và Enerparc đang ấp ủ dự định lắp đặt thêm 99 megawatt năng lượng mặt trời tại Chernobyl. Họ cũng sẵn sàng hợp tác với các đối tác cũng như những nhà đầu tư mới có hứng thú với dự án này. Bên cạnh đó, Rodina cũng đã phát triển các trang trại năng lượng mặt trời tại Ukraine, Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia và Kazakhstan và đã lắp đặt tổng cộng khoảng 150 megawatt.

Theo Bloomberg


CHỨNG CHỈ QUỐC TẾ

  • cert-01
  • cert-02
  • cert-03
  • cert-04
  • cert-05
  • cert-06
  • cert-07
  • cert-08
  • cert-09
  • cert-10
  • cert-11
  • cert-12
  • cert-13
  • cert-14
  • cert-15
  • cert-16
  • cert-17
  • cert-19
  • cert-20
  • cert-21
  • cert-22